Web trực tiếp bóng đá - để vào nền tảng danh tiếng

Chuẩn đầu ra Nghề: Lập trình máy tính

Tên ngành, nghề (Tiếng Việt): LẬP TRÌNH MÁY TÍNH
Tên ngành, nghề (Tiếng Anh):  Computer programming
Mã nghề: 5480207
Trình độ đào tạo: TRUNG CẤP NGHỀ
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THCS hoặc tương đương.

  1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
  • Lập trình máy tính trình độ trung cấp là ngành, nghề đảm nhiệm việc sử dụng các ngôn ngữ và công cụ lập trình tiên tiến để lập trình và bảo trì các phần mềm ứng dụng; vận dụng các thuật toán và sử dụng công nghệ lập trình để tạo ra các sản phẩm theo nhu cầu khách hàng; viết mới một ứng dụng, nâng cấp và sửa chữa các ứng dụng có sẵn, xây dựng các chức năng xử lý cho sản phẩm, đáp ứng yêu cầu trình độ bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
  • Các nhiệm vụ chính của ngành, nghề Lập trình máy tính là: Khảo sát các yêu cầu khách hàng; Cung cấp giải pháp, dịch vụ, sản phẩm phần mềm cho khách hàng; Viết các phần mềm ứng dụng với các công nghệ lập trình tiên tiến; Lập trình cơ sở dữ liệu; Lập trình web; Cài đặt và xử lý sự cố trong khi vận hành sản phẩm phần mềm.
  • Người làm nghề Lập trình máy tính làm việc với máy tính trong môi trường Công nghệ thông tin tại các công ty phần mềm hay các bộ phận phát triển phần mềm ứng dụng của các doanh nghiệp, các tổ chức về tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tập đoàn kinh tế, các tổ chức của nhà nước có yêu cầu về ứng dụng phần mềm máy tính; tính chất công việc đòi hỏi tính cẩn trọng, an toàn điện, điện tử, bảo mật dữ liệu và mang tính tập thể, làm việc nhóm; vì vậy, người hành nghề cần phải có đủ sức khỏe, có tâm về nghề nghiệp và có đủ năng lực kiến thức kỹ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ, có khả năng tổ chức và quán lý công việc.

2. Về kiến thức

  • Giải thích được các kiến thức cơ bản về máy tính; Công nghệ thông tin (CNTT) và các thuật ngữ chuyên ngành.
  • Trình bày được các thông số về hệ điều hành, phần cứng, phần mềm máy tính; An ninh an toàn thông tin;
  • Trình bày được kiến thức về hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các phiên bản và tính năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu; Quy trình phân tích và xây dựng cơ sở dữ liệu.
  • Trình bày được các kỹ thuật lập bảng khảo sát, bảng câu hỏi lấy yêu cầu từ khách hàng chuẩn bị cho xây dựng phần mềm ứng dụng;
  • Trình bày được phương pháp lập trình với các công nghệ tiên tiến (như .Net, Java,…);
  • Trình bày được phương pháp lập trình ứng dụng web;
  • Trình bày các kỹ thuật lập trình ứng dụng web trên nền máy tính;
  • Phát triển được dịch vụ khách hàng cho các sản phẩm phần mềm;
  • Giải thích được về luật pháp CNTT; an toàn thông tin; sở hữu trí tuệ;
  • Xác định được quy trình bàn giao ca, ghi nhật ký công việc;
  • Xác định được các tiêu chuẩn an toàn lao động.
  • Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Về kỹ năng

  • Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định;
  • Cài đặt được hệ điều hành và các ứng dụng phần mềm máy tính;
  • Cài đặt được hệ quản trị cơ sở dữ liệu phục vụ công tác lập trình; Sao lưu, phục hồi, truy vấn và bảo mật cơ sở dữ liệu;
  • Lập được bảng nội dung yêu cầu khách hàng để viết phần mềm;
  • Sử dụng được các công cụ lập trình công nghệ tiên tiến;
  • Viết được hoàn chỉnh phần mềm ứng dụng trên nền tảng;
  • Sử dụng được các công cụ hỗ trợ thiết kế giao diện web;
  • Lập trình được ứng dụng web trên nền máy tính;
  • Sử dụng được các công cụ hỗ trợ triển khai ứng dụng web;
  • Quản trị được website về giới thiệu sản phẩm, thương mại điện tử;
  • Ghi được nhật ký cũng như báo cáo công việc, tiến độ công việc;
  • Thực hiện được các biện pháp vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động;
  • Giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thảo luận;
  • Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một  số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm

  • Thực hiện công việc có đạo đức, ý thức về nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, tôn trọng bản quyền, cần cù chịu khó và sáng tạo trong công việc, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;
  • Cập nhật kiến thức thường xuyên. Thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau;
  • Tối ưu hóa sự rò rỉ và mất dữ liệu trong khi làm nhiệm vụ; thiết lập tối ưu hóa cấu hình hoạt động giúp tiết kiệm năng lực xử lý và điện năng của hệ thống máy tính;
  • Chấp hành được các qui định pháp luật, chính sách của nhà nước. Trách nhiệm công dân pháp luật về CNTT, sở hữu trí tuệ;
  • Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
  • Giải quyết được công việc, vấn đề thông thường.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

  • Lập trình cơ sở dữ liệu;
  • Phát triển phần mềm;
  • Lập trình Web;
  • Dịch vụ khách hàng.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

  • Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Lập trình máy tính trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
  • Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.