Web trực tiếp bóng đá - để vào nền tảng danh tiếng

Chương trình đào tạo nghề: Chăm sóc sắc đẹp

Tên nghề: CHĂM SÓC SẮC ĐẸP
Mã nghề: 5810404
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông và tương đương
Thời gian đào tạo: 02 năm

1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo trình độ trung cấp  Chăm sóc sắc đẹp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tự tạo việc làm, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, dịch vụ về  chăm sóc sắc đẹp

1.2. Mục tiêu cụ thể
– Kiến thức:
+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về: làm đẹp, chăm sóc sắc đẹp, vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn tăng cường sức khỏe;
+ Trình bày được các phương pháp chọn lựa, bảo quản mỹ phẩm phù hợp và an toàn;
+ Đánh giá được tầm quan trọng của nghệ thuật trang điểm đối với cuộc sống; phân biệt được giữa trang điểm căn bản, nâng cao, cô dâu…;
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về nhiệm vụ của người thợ chính, thợ phụ khi tạo mẫu tóc;
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về hóa chất nhuộm tóc, cách xử lý tóc nhuộm; cách pha chế thuốc duỗi dành cho các loại tóc;
+ Trình bày được đặc điểm của các loại da khô. Da mềm của mặt, tay và chân; các bước vệ sinh da mặt và quy trình xoa bóp da mặt, phương pháp đăp mặt nạ dưỡng da; phương pháp điều trị da mặt chuyên sâu;
+ Phân tích được các quy trình về màu sắc để thực hiện mẫu vẽ các kiểu móng với màu sáng tạo;
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về thẩm mỹ, phương pháp làm đẹp để tư vẫn cho khách hàng trong việc duy trì sức khỏe, tự điều trị làm đẹp, tạo sự dẻo dai và cả sắc đẹp;

– Kỹ năng:
+ Chọn lựa được loại mỹ phẩm có chất lượng tốt và phù hợp như cầu sử dụng đảm bảo an toàn;
+ Sử dụng được các loại dụng cụ chuyên dùng trong nghề Chăm sóc sắc đẹp (như làm tóc, đắp móng, săn sóc da…)
+ Thực hiện được cắt và uốn tóc được một số kiểu tóc cơ bản;
+ Nhuộm và duỗi được tóc theo yêu cầu khách hàng;
+ Sử dụng được các loại mỹ phẩm thích hợp cho từng loại da mặt khi chăm sóc da mặt và đắp mặt nạ dưỡng da;
+ Thực hiện được cắt da và chăm sóc da tay, da chân dẩm bảo thẩm mỹ;
+ Sử dụng được các loại cọ vẽ dành cho việc trang trí móng tay, móng chân;
+ Thực hiện được các kiểu trang điểm theo yêu cầu về thời gian, không gian và sở thích cho chính mình và khách hàng;
+ Tư vấn được cho khách hàng trong việc duy trì sức khỏe, sự dẻo dai và chăm sóc sắc đẹp;
+ Phối hợp được các phụ kiện phù hợp với trang phục của khách hàng.
+ Liệt kê được một số tài liệu cơ bản liên quan đến nghề Chăm sóc sắc dẹp bằng Tiếng Anh;

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, có phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tao, có ý thức học hỏi cái mới, áp dụng phương pháp mới để nâng cao tay nghề.
+ Có khả năng tự học để nâng cao kiến thức, chuyên môn.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
– Người học sau khi tốt nghiệp chương trình sẽ được cấp bằng Trung cấp nghề Chăm sóc sắc đẹp, có thể đảm nhận các vị chính: Thợ chính, thợ phụ; làm chủ tiệm tóc, tiệm nail, tiệm trang điểm, chủ spa; làm việc tại các salon tóc; nhân viên tư vẫn làm đẹp tại các spa chăm sóc sắc đẹp…

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
– Số lượng môn học, mô đun: 21
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 65 Tín chỉ
– Khối lượng các môn học chung: 255 giờ
– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1320 giờ
– Khối lượng lý thuyết: 300 giờ; Thực hành, thực tập: 969 giờ, kiểm tra 51 giờ

3. Nội dung chương trình


môn học/
mô đun
Tên môn học, mô đunSố tín chỉThời gian học tập (giờ)Thời gian tự học (giờ)
Tổng sốTrong đó
Lý thuyếtThực hành/thực tập /bài tập/thảo luậnKiểm tra
ICác môn học chung122559414813269
MH 01Giáo dục chính trị2301513238
MH 02Pháp luật11595121
MH 03Giáo dục thể chất130424221
MH 04Giáo dục quốc phòng và an ninh2452121354
MH 05Tin học2451529145
MH 06Tiếng Anh4903056490
IICác môn học, mô đun đào tạo nghề53132030096951975
II.1Các môn học, mô đun cơ sở612045678128
MĐ 07Vệ sinh phòng bệnh2451528245
MĐ 08Hoá mỹ phẩm2301513238
MĐ 09Nghệ thuật trang trí2451526445
II.2Các môn học, mô đun chuyên môn nghề47120025590243848
MĐ 10Kỹ thuật chăm sóc tóc512030855105
MĐ 11Kỹ thuật tạo mẫu tóc512030855105
MĐ 12Cắt tóc nam căn bản3601541453
MĐ 13Kỹ thuật chăm sóc  móng3751557360
MĐ 14Kỹ thuật vẽ móng51053070598
MĐ 15Kỹ thuật đắp móng3601542353
MĐ 16Kỹ thuật chăm sóc da mặt4903057390
MĐ 17Chăm sóc và điều trị da mặt chuyên sâu3751556460
MĐ 18Kỹ thuật trang điểm căn bản2451527345
MĐ 19Kỹ thuật trang điểm nâng cao4903056490
MĐ 20Kỹ thuật trang điểm cô dâu4903056490
MĐ 21Thực tập tốt nghiệp6270 270  
Tổng cộng6515753941117641244

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình
4.1. Các môn học chung bắt buộc áp dụng thực hiện theo chương trình của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa
– Để người học có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường tổ chức bố trí cho người học tham quan, học tập tại một số SPA, doanh nghiệp làm đẹp;
– Ðể giáo dục truyền thống dân tộc, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội Trường tổ chức cho người học tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;
– Hội diễn văn nghệ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 hàng năm, các giải thể dục thể thao cấp trường;
– Nghe nói chuyện thời sự, chuyên đề.

4.3. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc môn học, mô đun
– Nhà giáo thực hiện phương pháp, đánh giá người học khi kết thúc môn học, mô đun (ôn tập, biên soạn đề thi) theo Quy định cách thức thi hết môn học/mô đun đã được Hiệu trưởng quy định trong chương trình khung của nghề;
– Thời gian thi kết thúc môn học, môđun theo đúng quy định trong tiến độ đào tạo Ban Giám hiệu đã phê duyệt theo từng năm học;
– Trước khi kiểm tra kết thúc môn học, mô đun, nhà giáo bộ môn phải hoàn chỉnh đầy đủ số lần kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên;
– Việc tổ chức kiểm tra kết thúc môn học, mô đun (đề thi, chấm thi, tổng kết điểm, công bố điểm,…) theo đúng quy chế thi, kiểm tra do Bộ LĐ-TB&XH, Trường quy định.

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp
Căn cứ quyết định công nhận người học trúng tuyển đầu khóa học có xác định phương thức đào tạo, cuối khóa học người học được Trường tổ chức 01 trong 02 phương thức sau:

a. Phương thức đào tạo theo niên chế:
– Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng nghề và có đủ điều kiện (theo quy chế kiểm tra và công nhận trình độ trung cấp) thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
– Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.
– Căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học; quy định nội quy thi, kiểm tra và công nhận trình độ trung cấp để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH, Trường.

b. Phương thức đào tạo tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ
– Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng nghề thì sẽ được xét điều kiện tốt nghiệp.
– Căn cứ vào kết quả thi kết thúc môn học/mô đun của người học; quy chế đào tạo theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ (học tập, nội quy thi, kiểm tra, thi và xét công nhận tốt nghiệp) đối với người học trình độ trung cấp để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH, Trường.

4.5. Các chú ý khác
– Khi  xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khoá và tiến độ thực hiện giảng dạy từng năm cần chú ý: Số giờ phân bổ trong bảng danh mục các môn học môđun là số giờ đã quy chuẩn (01 giờ lý thuyết là 45 phút đồng hồ, 01 giờ thực hành là 60 phút đồng hồ, 01 giờ tích hợp là 60 phút đồng hồ); nên khi triển khai phải quy đổi lại số giờ thực hành cho đủ và khớp với giờ đồng hồ, khớp với số tuần phân bổ:

01 tuần học tập = 30 giờ chuẩn = 30 giờ lý thuyết = 40 giờ thực hành.

– Số giờ dành cho kiểm tra kết thúc môn học  mô đun chưa được tính vào thời gian của từng môn học mô đun nên khi xây dựng kế hoạch toàn khoá và tiến độ năm học cần cộng thêm thời gian dành cho “kiểm tra, thi”; thời gian đó là 2 tuần.

HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
Giảng Văn Chải