Web trực tiếp bóng đá - để vào nền tảng danh tiếng

Chương trình đào tạo nghề: Công nghệ ôtô

Tên nghề: Công nghệ ô tô
Mã nghề: 5510216
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
Thời gian đào tạo : 02 năm

1.  MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1.1 Mục tiêu chung

– Trình bày được một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luậ`t của Nhà nước;
– Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề Công nghệ ô tô;
– Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu trong ô tô;
– Trình bày được cách đọc bản vẽ kỹ thuật và phương pháp tra cứu tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;
– Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình tháo, lắp, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;
– Giải thích được nguyên lý, phương pháp vận hành và phạm vi sử dụng các trang thiết bị trong nghề Công nghệ ô tô;
– Trình bày được các nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp;
– Có ý thức chấp hành đúng tổ chức kỷ luật và tác phong làm việc công nghiệp;
– Tích cực học tập và rèn luyện đạo đức để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc;
– Thường xuyên rèn luyện thân thể có đủ sức khỏe học tập và công tác lâu dài;
– Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về công tác quân sự và tham gia quốc phòng.

1.2 Mục tiêu cụ thể
– Lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và kiểm tra trong nghề công nghệ ô tô;
– Thực hiện được công việc tháo, lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu và các hệ thống cơ bản trong ô tô đúng quy trình kỹ thật và đảm bảo an toàn lao động;
– Thực hiện được công việc bảo dưỡng các hệ thống điều khiển bằng điện tử, khí nén và thuỷ lực trong ô tô;
– Làm được các công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn và thợ điện phục vụ cho quá trình sửa chữa ô tô.

1.3 Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Người học trình độ Trung cấp sau khi tốt nghiệp nghề Công nghệ ô tô có khả năng làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô, nhà máy lắp ráp, các trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, có thể làm việc ở các vị trí:
– Thợ sửa chữa tại các xí nghiệp bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;
– Nhân viên tư vấn dịch vụ tại các đại lý bán hàng và các trung tâm dịch vụ sau bán hàng của các hãng ô tô;
– Công nhân các nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
– Số lượng môn học, mô đun: 28
– Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 1605 giờ
– Khối lượng các môn học chung: 255 giờ
– Khối lượng các môn học, mô đun đào tạo nghề: 1350 giờ
– Khối lượng lý thuyết: 425 giờ; Thực hành, thực tập, bài tập: 1105 giờ; Kiểm tra: 75 giờ.
– Thời gian khóa học: 02 năm.

3. Nội dung chương trình

STT
môn học/
mô đun/ học phần
Tên môn học, mô đunSố tín chỉThời gian đào tạo (giờ)
Tổng sốTrong đó
Lý thuyếtThực hành/thực tập/thí nghiệm/
bài tập/ thảo luận
Kiểm tra
 ICác môn học chung122559414813
1MH 01Giáo dục chính trị23015132
2MH 02Pháp luật115951
3MH 03Giáo dục thể chất1304242
4MH 04Giáo dục quốc phòng và an ninh24521213
5MH 05Tin học24515291
6MH 06Tiếng Anh49030564
 IICác môn học, mô đun đào tạo nghề40112524083946
 II.1Các môn học, mô đun cơ sở1227011014218
7MH07Điện kỹ thuật23027 03
8MH08Điện tử cơ bản13010182
9MĐ09An toàn lao động2302532
10MĐ10Thực hành nguội cơ bản37520514
11MĐ11Thực hành hàn cơ bản24512303
12MĐ12Thực hành Autocad1308202
13MĐ13Thực hành mạch điện cơ bản1308202
 II.2Các môn học, mô đun chuyên môn nghề44108022181544
14MĐ14Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa36015414
15MĐ15Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền và bộ phận cố định của động cơ24515264
16MĐ16Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí24512303
17MĐ17Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát24512303
18MĐ18Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí36015423
19MĐ19Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel36015423
20MĐ 20Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống khởi động, đánh lửa24515282
21 MĐ 21Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện ô tô 1, 236015423
22MĐ 22Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực36015423
23MĐ 23Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển24515273
24MĐ 24Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái36020382
25MĐ 25Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh36015423
26MĐ 26Thực tập tốt nghiệp62700270 
27MĐ27Bảo dưỡng và sửa chữa xe gắn máy410527744
27MĐ28Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô36015414
Tổng cộng 1605425110575

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình
4.1. Các môn học chung thực hiện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành theo thông tư số:
– Thông tư số 24/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06  tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về ban hành chương trình môn Giáo dục chính trị thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
– Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về ban hành chương trình môn học Pháp luật thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
– Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về ban hành chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
– Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9  năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về Quy định chương trình, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
– Thông tư số 11/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26  tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về ban hành chương trình môn học Tin học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
– Thông tư số 03/2019/TT-BLĐTBXH ngày 17 tháng 1 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về ban hành chương trình môn học Tiếng Anh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
– Học tập nội quy, quy chế và giới thiệu nghề nghiệp cho người học khi mới nhập trường;
– Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường tổ chức bố trí cho học sinh tham quan, học tập tại một số xưởng, nhà máy sản xuất;
– Ðể giáo dục truyền thống dân tộc, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội Trường tổ chức cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;
– Hội diễn văn nghệ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 hàng năm, các giải thể dục thể thao cấp trường;
– Nghe nói chuyện thời sự, chuyên đề.
– Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá như sau:

Số TTNội dungThời gian
1 Thể dục, thể thao17 giờ đến 18 giờ hàng ngày
  2 Hoạt động thư viện Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệuTất cả các ngày làm việc trong tuần
  3  Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào thứ bảy, chủ nhật
4Thăm quan, dã ngoạiMỗi học kỳ 1 lần

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun
1) Hình thức thi kết thúc môn học, mô-đun có thể là thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm, thực hành, bài tập lớn, tiểu luận, bảo vệ kết quả thực tập theo chuyên đề hoặc kết hợp giữa các hình thức trên;
2) Thời gian làm bài thi kết thúc môn học, mô-đun đối với mỗi bài thi viết từ 60 đến 120 phút, thời gian làm bài thi đối với các hình thức thi khác hoặc thời gian làm bài thi của môn học, mô-đun có tính đặc thù của ngành, nghề đào tạo do hiệu trưởng quyết định;
3) Đối với hình thức thi viết, mỗi phòng thi phải bố trí ít nhất hai nhà giáo coi thi và không bố trí quá 50 người học dự thi; người học dự thi phải được bố trí theo số báo danh; đối với hình thức thi khác, hiệu trưởng quyết định việc bố trí phòng thi hoặc địa điểm thi và các nội dung liên quan khác;
4) Hình thức thi, thời gian làm bài, điều kiện thi kết thúc môn học, mô-đun phải được quy định trong chương trình môn học, mô-đun.

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp
Căn cứ quyết định công nhận người học trúng tuyển đầu khóa học có xác định phương thức đào tạo, cuối khóa học người học được Trường tổ chức 01 trong 02 phương thức sau:

a. Phương thức đào tạo theo niên chế:
– Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng nghề và có đủ điều kiện (theo quy chế kiểm tra và công nhận trình độ trung cấp) thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
– Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.
+ Thi môn Chính trị được tổ chức theo hình thức thi viết với thời gian 90 phút hoặc thi trắc nghiệm với thời gian từ 45 phút đến 60 phút.
+ Thi môn Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp được tổ chức theo hình thức thi viết hoặc trắc nghiệm với thời gian thi không quá 180 phút.
+ Thi môn Thực hành nghề nghiệp được tổ chức theo hình thức làm bài thực hành kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một phần của sản phẩm hoặc một sản phẩm dịch vụ, công việc. Thời gian thi thực hành cho một đề thi 360 phút.
– Căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học; quy định nội quy thi, kiểm tra và công nhận trình độ trung cấp để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH, Trường.

b. Phương thức đào tạo tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ
– Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng nghề thì sẽ được xét điều kiện tốt nghiệp.
– Căn cứ vào kết quả thi kết thúc môn học/mô đun của người học; quy chế đào tạo theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ (học tập, nội quy thi, kiểm tra, thi và xét công nhận tốt nghiệp) đối với người học trình độ trung cấp để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH, Trường.

4.5. Các chú ý khác (nếu có)
– Khi xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khoá và tiến độ thực hiện giảng dạy từng năm cần chú ý: Số giờ phân bổ trong bảng danh mục các môn học mô đun là số giờ đã quy chuẩn (01 giờ lý thuyết là 45 phút, 01 giờ thực hành là 60 phút, 01 giờ tích hợp là 60 phút); nên khi triển khai phải quy đổi lại số giờ thực hành cho đủ và khớp với giờ đồng hồ, khớp với số tuần phân bổ;
– Số giờ dành cho kiểm tra kết thúc môn học, mô đun chưa được tính vào thời gian của từng môn học, mô đun nên khi xây dựng kế hoạch toàn khoá và tiến độ năm học cần cộng thêm thời gian dành cho “kiểm tra, thi”; thời gian đó là 2 tuần.

HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
Giảng Văn Chải