Web trực tiếp bóng đá - để vào nền tảng danh tiếng

Chương trình đào tạo nghề: Lập trình máy tính

Tên nghề: LẬP TRÌNH MÁY TÍNH
Mã nghề: 5480207
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông và tương đương
Thời gian đào tạo: 02 năm

1. Mục tiêu đào tạo
1.1 Mục tiêu chung:
Đào tạo trình độ trung cấp  nghề Lập trình máy tinh với mục tiêu đào tạo cho  học sinh các kiến thức về khoa học tự nhiên, các kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, về mạng máy tính, phần mềm… đồng thời người học sẽ được đào tạo các kiến thức, các kỹ năng chuyên ngành chuyên sâu  hơn với khả năng của mình như Hệ thống thông tin; công nghệ phần mềm; mạng và truyền thông máy tính; đồ họa máy tính, lập trình máy tính…

1.2 Mục tiêu cụ thể:
Kiến thức:
+ Trình bày được những khái niệm về máy tính, công nghệ thông tin và các ứng dụng của công nghệ thông tin;
+ Trình bày được các kiến thức về cơ sở dữ liệu;
+ Trình bày được các kiến thức về ngôn ngữ lập trình;
+ Trình bày được các kiến thức về lập trình trên môi trường Windows;
+ Trình bày được các kiến thức về lập trình Web;
+ Phân biệt được về phần cứng và các thiết bị ngoại vi;
+ Xác định được quy trình bàn giao ca, ghi nhật ký công việc; Xác định được các tiêu chuẩn an toàn lao động;
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

– Kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo máy tính trong công tác văn phòng, khai thác được các thông tin trên mạng;
+ Từ bài toán thực tế có thể xây dựng được một ứng dụng công nghệ thông tin vừa và nhỏ đáp ứng yêu cầu của khách hàng;
+ Sử dụng thành thạo một số ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay;
+ Sử dụng thành thạo hệ quản trị cơ sở dữ liệu mô hình quan hệ và mô hình Client/Server;
+ Thiết kế được hoàn chỉnh một web site;
+ Làm được các trang Web vừa và nhỏ;
+ Xây dựng được một ứng dụng vừa và nhỏ.

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Bố trí làm việc khoa học đảm bảo an toàn cho người và phương tiện học tập;
+ Rèn luyện ý thức kỷ luật trong học tập, tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau;
+ Thực hiện được các thao tác an toàn trong lao động.

1.3 Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Học sinh tốt nghiệp làm việc chủ yếu ở các doanh nghiệp thương mại điện tử thuộc tất cả các ngành và thành phần kinh tế:
– Làm Lập trình viên trong các công ty sản xuất phần mềm, Nhân viên văn phòng trong các công ty có ứng dụng công nghệ thông tin, làm quản trị website, quản trị mạng cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh;
– Làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan phù hợp với chuyên môn;
– Tự mở doanh nghiệp.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
– Số lượng môn học, mô đun: 20
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học:  65 Tín chỉ
– Khối lượng các môn học chung:  225 giờ
– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1305 giờ
– Khối lượng lý thuyết: 463 giờ; Thực hành, thực tập:  1037 giờ, kiểm tra 60 giờ

3. Nội dung chương trình

Mã MH/MĐTên môn học, mô đunSố tín chỉThời gian học tập (giờ)Thời gian tự học (giờ)
Tổng sốTrong đó
Lý thuyếtThực hành/thực tập/bài tập/thảo luậnKiểm tra
ICác môn học chung122559514813269
MH 01Chính trị2301513238
MH 02Pháp luật11595121
MH 03Giáo dục thể chất130424221
MH 04Giáo dục quốc phòng và an ninh2452121354
MH 05Tin học2451529145
MH 06Tiếng Anh4903056490
IICác môn học, mô đun chuyên môn531305369889471071
II.1Các môn học, mô dun kỹ thuật cơ sở122559914412276
MH 07Lắp ráp, cài đặt và bảo trì máy tính3603027375
MH 08Ngôn ngữ lập trình C4903056490
MH 09Kỹ thuật lập trình4903056490
MH 10Anh văn chuyên ngành11595121
II.2Các môn học, mô đun chuyên môn nghề41105027074535795
MĐ 11Mạng cơ bản3603027375
MĐ 12Cơ sở dữ liệu4903056490
MĐ 13Lập trình hướng đối tượng4903056490
MĐ 14Lập trình ứng dụng trên Windows4903056490
MĐ 15Thiết kế Websites mã nguồn mở4903056490
MĐ 16Lập trình Web với ASP.NET & SQL Server4903056490
MĐ 17Lập trình Web với PHP & My SQL4903056490
MĐ 18Quản trị WebServer4903056490
MĐ 19Thực nghiệp lập trình máy tính4903056490
MĐ 20Thực tập tốt nghiệp6270 270  
 Tổng cộng6515604631037601340

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình
4.1 Các môn học chung bắt buộc áp dụng thực hiện theo chương trình của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

4.2 Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa
– Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường tổ chức bố trí cho học sinh tham quan, học tập tại một số doanh nghiệp kinh doanh có hoạt động lập trình máy tính;
– Ðể giáo dục truyền thống dân tộc, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội Trường tổ chức cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;
– Hội diễn văn nghệ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 hàng năm, các giải thể dục thể thao cấp trường;
– Nghe nói chuyện thời sự, chuyên đề.

4.3 Hướng dẫn kiểm tra kết thúc môn học, mô đun
– Giáo viên thực hiện phương pháp, đánh giá học sinh khi kết thúc môn học, mô đun (ôn tập, biên soạn đề thi) theo Quy định cách thức thi hết môn học/mô đun đã được Hiệu trưởng quy định trong chương trình khung của nghề;
– Thời gian kiểm tra kết thúc môn học, môđun theo đúng quy định trong tiến độ đào tạo Ban giám hiệu đã phê duyệt theo từng năm học;
– Trước khi kiểm tra kết thúc môn học, mô đun, giáo viên bộ môn phải hoàn chỉnh đầy đủ số lần kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên;
– Việc tổ chức kiểm tra kết thúc môn học, mô đun (đề thi, chấm thi, tổng kết điểm, công bố điểm,…) theo đúng quy chế thi, kiểm tra do Bộ LĐ-TB&XH, Trường quy định.

4.4 Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp
– Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng nghề và có đủ điều kiện (theo quy chế kiểm tra và công nhận trình độ trung cấp) thì sẽ được xét tốt nghiệp.
– Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.
– Căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học; quy định nội quy thi, kiểm tra và công nhận trình độ trung cấp để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH, Trường.

4.5 Các chú ý khác
– Khi  xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khoá và tiến độ thực hiện giảng dạy từng năm cần chú ý: Số giờ phân bổ trong bảng danh mục các môn học môđun là số giờ đã quy chuẩn (1giờ lý thuyết là 45 phút đồng hồ, 1 giờ thực hành là 60 phút đồng hồ); nên khi triển khai phải quy đổi lại số giờ thực hành cho đủ và khớp với giờ đồng hồ, khớp với số tuần phân bổ:

1 tuần học tập = 30 giờ chuẩn = 30 giờ lý thuyết = 40 giờ thực hành.

– Số giờ dành cho kiểm tra kết thúc môn học  mô đun chưa được tính vào thời gian của từng môn học mô đun nên khi xây dựng kế hoạch toàn khoá và tiến độ năm học cần cộng thêm thời gian dành cho “kiểm tra, thi”; thời gian đó là 2 tuần.

HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
Giảng Văn Chải