Web trực tiếp bóng đá - để vào nền tảng danh tiếng

Chương trình đào tạo nghề: Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn

Tên nghề: Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn
Mã nghề: 5810205
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên
Thời gian đào tạo: 2 năm

1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo nghề “Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn” trình độ Trung cấp nhằm trang bị cho người học kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành về các nghiệp vụ cơ bản trong khách sạn và nhà hàng như: lễ tân, buồng phòng, nhà hàng, pha chế, làm bánh, chế biến món ăn, tổ chức sự kiện, kỹ năng về giám sát. Đồng thời, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe và hoàn thiện các kỹ năng mềm nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên các trình độ cao hơn.

1.2. Mục tiêu cụ thể
– Kiến thức:
+ Trang bị cho người học kiến thức chuyên môn về tổ chức, đón tiếp và phục vụ khách ăn uống tại các nhà hàng, khách sạn và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác, với các hình thức phục vụ đa dạng phong phú (ăn theo thực đơn, chọn món, buffet, các loại tiệc, các loại đồ uống pha chế, đồ uống không cồn, đồ uống có cồn, các hình thức phục vụ khác …) đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh, an toàn, an ninh, chu đáo và lịch sự …
+ Trang bị cho người học các kiến thức khác có liên quan đến nghề dịch vụ nhà hàng, khách sạn như:
+ Các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, quốc phòng.
+ Nắm vững các kiến thức chuyên ngành nhà hàng như: nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ pha chế, nghiệp vụ làm bánh và chế biến món ăn.
+ Nắm vững các kiến thức chuyên ngành khách sạn như: nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ buồng phòng.
+ Có kiến thức cơ bản về tâm lý khách du lịch, cơ sở văn hóa Việt Nam, Marketing nhà hàng – khách sạn, nghiệp vụ thanh toán … đáp ứng đuợc yêu cầu hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà hàng như: tổng quan du lịch và nhà hàng – khách sạn, kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng.

– Kỹ năng:
+ Trang bị cho người học có được các kỹ năng nghề nghiệp trong việc tổ chức, đón tiếp và phục vụ khách ăn uống tại các nhà hàng, khách sạn và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác, với các hình thức phục vụ đa dạng khác nhau.
+ Người học có được khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, sức khỏe, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có khả năng tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ của nghề dịch vụ nhà hàng. Người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.
+ Sau khi học xong, người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí từ nhân viên phục vụ trực tiếp, trưởng nhóm nghiệp vụ và các vị trí khác trong nhà hàng tùy theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc.

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, có phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tao, có ý thức học hỏi cái mới, áp dụng phương pháp mới để nâng cao tay nghề.
+ Có khả năng tự học để nâng cao kiến thức, chuyên môn.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Người học sau khi tốt nghiệp chương trình sẽ được cấp bằng Trung cấp Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn, có thể đảm nhận các vị trí: tại bộ phận lễ tân, bộ phận nhà hàng, bộ phận buồng phòng của nhà hàng, khách sạn …

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khoá học
– Số lượng môn học, mô đun: 25
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học:  65 Tín chỉ
– Khối lượng các môn học chung:  255 giờ
– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn:  1230 giờ
– Khối lượng lý thuyết: 473 giờ; Thực hành, thực tập: 924 giờ; Kiểm tra: 88 giờ.

3. Nội dung chương trình

Mã MH/MĐTên môn học, mô đunSố tín chỉThời gian học tập (giờ)
Tổng sốTrong đó
Lý thuyếtThực hành/ thực tập/bài tập/thảo luậnKiểm tra
ICác môn học chung122559414813
MH 01Giáo dục chính trị23015132
MH 02Pháp luật115951
MH 03Giáo dục thể chất1304242
MH 04Giáo dục quốc phòng và an ninh24521213
MH 05Tin học24515291
MH 06Tiếng Anh49030564
IICác môn học, mô đun đào tạo nghề53123037977675
II.1Các môn học, mô đun cơ sở142401338918
MH 07Tổng quan Du lịch và Nhà hàng-khách sạn2302442
MH 08Cơ sở văn hóa Việt Nam24521213
MH 09Tâm lý khách du lịch2302442
MH 10Kỹ năng giao tiếp23015132
MH 11Chăm sóc khách hàng23015132
MH 12Nghiệp vụ thanh toán24516245
MĐ 13Marketing Nhà hàng – Khách sạn23018102
II.2Các môn học, mô đun chuyên môn nghề3999024668757
MĐ 14Tiếng Anh chuyên ngành 136036186
MĐ 15Tiếng Anh chuyên ngành 236036186
MĐ 16Nghiệp vụ Lễ tân49030564
MĐ 17Nghiệp vụ Buồng phòng49024588
MĐ 18Nghiệp vụ Nhà hàng49030564
MĐ 19Nghiệp vụ làm Bánh  Âu và Chế biến món ăn Việt Nam49024588
MĐ 20Nghiệp vụ pha chế36015405
MĐ 21Biễu diễn Showmanship1304242
MĐ 22Thực tập thực tế trong Khách sạn36015405
MĐ 23Tổ chức sự kiện24516245
MĐ 24Kiến tập Khách sạn24516254
MĐ 25Thực tập tốt nghiệp6270 270 
 Tổng cộng65148547392488

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình
4.1. Các môn học chung thực hiện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành theo thông tư số:
– Thông tư số 24/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06  tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về ban hành chương trình môn Giáo dục chính trị thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
– Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về ban hành chương trình môn học Pháp luật thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
– Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về ban hành chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
– Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9  năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về Quy định chương trình, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
– Thông tư số 11/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26  tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về ban hành chương trình môn học Tin học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
– Thông tư số 03/2019/TT-BLĐTBXH ngày 17 tháng 1 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về ban hành chương trình môn học Tiếng Anh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa

  • Để người học có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường tổ chức bố trí cho người học tham quan, học tập tại một số xưởng, nhà máy sản xuất;
  • Ðể giáo dục truyền thống dân tộc, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội Trường tổ chức cho người học tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;
  • Hội diễn văn nghệ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 hàng năm, các giải thể dục thể thao cấp trường;
  • Nghe nói chuyện thời sự, chuyên đề.

4.3. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc môn học, mô đun

  • Nhà giáo thực hiện phương pháp, đánh giá người học khi kết thúc môn học, mô đun (ôn tập, biên soạn đề thi) theo Quy định cách thức thi hết môn học/mô đun đã được Hiệu trưởng quy định trong chương trình khung của nghề;
    • Thời gian thi kết thúc môn học, mô đun theo đúng quy định trong tiến độ đào tạo Ban Giám hiệu đã phê duyệt theo từng năm học;
    • Trước khi kiểm tra kết thúc môn học, mô đun, nhà giáo bộ môn phải hoàn chỉnh đầy đủ số lần kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên;
    • Việc tổ chức kiểm tra kết thúc môn học, mô đun (đề thi, chấm thi, tổng kết điểm, công bố điểm,…) theo đúng quy chế thi, kiểm tra do Bộ LĐ-TB&XH, Trường quy định.

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp

Căn cứ quyết định công nhận người học trúng tuyển đầu khóa học có xác định phương thức đào tạo, cuối khóa học người học được Trường tổ chức 01 trong 02 phương thức sau:

  1. Phương thức đào tạo theo niên chế:
  2. Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng nghề và có đủ điều kiện (theo quy chế kiểm tra và công nhận trình độ trung cấp) thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
  3. Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.
  4. Căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học; quy định nội quy thi, kiểm tra và công nhận trình độ trung cấp để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH, Trường.
  5. Phương thức đào tạo tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ
  6. Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng nghề thì sẽ được xét điều kiện tốt nghiệp.
  7. Căn cứ vào kết quả thi kết thúc môn học/mô đun của người học; quy chế đào tạo theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ (học tập, nội quy thi, kiểm tra, thi và xét công nhận tốt nghiệp) đối với người học trình độ trung cấp để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH, Trường.

4.5. Các chú ý khác

  • Khi  xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khoá và tiến độ thực hiện giảng dạy từng năm cần chú ý: Số giờ phân bổ trong bảng danh mục các môn học môđun là số giờ đã quy chuẩn (01 giờ lý thuyết là 45 phút đồng hồ, 01 giờ thực hành là 60 phút đồng hồ, 01 giờ tích hợp là 60 phút đồng hồ); nên khi triển khai phải quy đổi lại số giờ thực hành cho đủ và khớp với giờ đồng hồ, khớp với số tuần phân bổ:

    01 tuần học tập = 30 giờ chuẩn = 30 giờ lý thuyết = 40 giờ thực hành.

  • Số giờ dành cho kiểm tra kết thúc môn học  mô đun chưa được tính vào thời gian của từng môn học mô đun nên khi xây dựng kế hoạch toàn khoá và tiến độ năm học cần cộng thêm thời gian dành cho “kiểm tra, thi”; thời gian đó là 02 tuần. 

HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
Giảng Văn Chải